image banner
Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (02/1943 - 02/2023)
Lượt xem: 1133

Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên - nay là Hà Nội) vào tháng 02/1943. Đề cương văn hóa Việt Nam là Văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đồ sống văn hóa dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hóa cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hóa dân tộc, Nhân dân. Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa là: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và Khoa học hóa.

 Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và các tầng lớp Nhân dân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa thể hiện giá trị của Đề cương Văn hóa "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” được củng cố, khẳng định rõ nét hơn, thể hiện rõ nét quá trình kế thừa vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính chất nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa - văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 được sáng tỏ hơn. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội... Đặt lên hàng đầu việc xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Cấp thiết cần xây dựng “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Việc xây dựng các hệ giá trị và quá trình triển khai, đưa các hệ giá trị vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đấu tranh, ngăn chặn các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử, vai trò quan trọng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa - văn nghệ, xây dựng con người Việt Nam; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền, lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại.

anh tin bai

Huyện Xuân Trường là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, thể hiện qua những tên đất, tên làng cổ như: Hành Thiện, Ngọc Tiên, Xuân Bảng, Kiên Lao, Trà Lũ, An Cư… Trải qua hàng trăm năm, huyện Xuân Trường ngày nay đang trên đường đổi mới, phát triển toàn diện mọi mặt cả về đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội. Ở Xuân Trường, bản sắc văn hoá làng quê hôm nay còn được thể hiện đậm nét qua những phong tục tập quán, nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội... Trong các lễ hội, nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, các trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống vẫn được các thế hệ người dân gìn giữ và phát triển. 

Ngay từ thuở khai hoang, lập ấp, xây dựng xóm làng, nơi đây đã nổi tiếng là đất học, có nhiều người đỗ đạt cao. Từ xưa, làng Hành Thiện đã có nhiều thư viện tư nhân lớn do các nhà nho yêu nước mở để phục vụ việc học tập của nhân dân, như thư viện của các cụ: Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đặng Đức Địch… Ngôi làng đó đã sinh ra con người kiệt xuân Đặng Xuân Khu – Tổng Bí thư Trường Chinh. Như mạch nguồn chảy mãi, trong “Đề cương văn hóa” của Tổng Bí thư Trường Chinh đã nói tới học thuật (nâng cao trình độ dân trí, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại) là ba thành tố của văn hóa. Các con cháu đời sau trong các làng, các dòng họ ở Xuân Trường vẫn đang tiếp nối, phát huy truyền thống cha ông, viết tiếp những trang sử vàng hiếu học của quê hương, nhiều người đỗ đạt. “Trăng xuống làm gương em chải tóc – Làm đẹp anh học suốt đêm dài” – Sóng Hồng (Trường Chinh). Việc “học để biết, để làm việc, dể chung sống và để khẳng định mình” luôn luôn được các thế hệ người Xuân Trường quan tâm, đặt lên hàng đầu để “Từ xa xưa học trò đất này coi việc học như một cái nghề nhưng không phải để làm quan mà là để tiếp cận gần hơn với thánh hiền, biết đối nhân xử thế, học để làm việc thiện và học suốt đời” như thầy giáo Nguyễn Đăng Hùng – Chủ tịch Hội Khuyến học làng Hành Thiện (Xuân Hồng).

Với quan điểm xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, xây dựng môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh, văn minh gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, các cấp ủy, chính quyền huyện Xuân Trường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xóm, tổ dân phố triển khai thực hiện nhiều giải pháp bền vững; xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; đẩy mạnh thực hiện các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Để không gian văn hóa làng quê không bị mai một, trong quá trình xây dựng, cải tạo, kiên cố hóa, hiện đại hóa các công trình phúc lợi theo tiêu chí NTM, huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện chủ trương gìn giữ, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa làng quê truyền thống với hình ảnh: cây đa, giếng nước, mái đình, nhà cổ, chợ quê, cầu đá, đường lát gạch nghiêng, những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh qua các lễ hội…

Để giữ gìn mối quan hệ bền chặt giữa các gia đình, làng xóm, các xã, thị trấn đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của các bản hương ước cổ để sửa đổi, bổ sung thành quy ước nếp sống văn hoá mới, phù hợp điều kiện từng địa phương. Việc thực hiện quy ước nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo nếp sống văn minh và quy định của pháp luật.

          Trong quá trình đô thị hoá, đời sống của người dân nông thôn có nhiều thay đổi do tác động của mặt trái cơ chế thị trường nhưng bản sắc văn hoá làng quê ở Xuân Trường vẫn luôn được các thế hệ người dân gìn giữ, kế thừa và phát huy. Văn hóa truyền thống đã trở thành chất keo gắn kết cộng đồng giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xã. Chính sự hòa hợp đó đã tạo nên sự ổn định, bền vững cho sự phát triển về mọi mặt của địa phương, góp phần xây dựng quê hương Xuân Trường “giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng - an ninh, đẹp về nếp sống văn hoá, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, xứng đáng với truyền thống quê hương Anh hùng - quê hương của Tổng Bí thư Trường Chinh./.

T/h: Trần Xuân Bách – Ban Tuyên giáo Huyện ủy Xuân Trường

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

 

Bản quyền thuộc UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Địa chỉ: Thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Điện thoại: (0228)8870699.

Email nhận thư từ tỉnh: ubndhuyenxuantruong-namdinh@chinhphu.vn

Email nhận thư trong huyện: vpxuantruong.xtg@namdinh.gov.vn

 

                     image banner