UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2023, sản xuất vụ Mùa năm 2023; triển khai công tác PCTT&TKCN và nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa năm 2024
Chiều ngày 08/5/2024, UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng
kết công tác PCTT&TKCN năm 2023, sản xuất vụ Mùa năm 2023; triển khai công
tác PCTT&TKCN và nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa năm 2024. Đồng chí Bùi Văn Hảo -
TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Dự Hội nghị có lãnh đạo Thanh tra tỉnh; Chi cục thủy lợi, Chi cục trồng trọt và
bảo vệ thực vật tỉnh; đồng chí Phạm Minh Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Huyện
ủy; đồng chí Phạm Ngọc Hải - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; các
đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy, các đồng chí Phó chủ tịch HĐND-UBND huyện; Ủy
viên BCH Đảng bộ huyện; Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; các
cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn huyện; Công ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thủy,
Hạt quản lý đê Xuân Trường; Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐQT các
HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp; Bí thư, xóm trưởng, tổ trưởng TDP các xã thị
trấn.
Đ/c Trần Tùng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện trình bày báo tại Hội nghị
Sản xuất vụ mùa 2023 triển khai trong điều kiện cơ bản
có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp một số khó khăn, trong năm mưa lớn kéo dài
với lượng mưa lớn làm hơn 50 ha lúa mùa đang giai đoạn chín bị
đổ, ngập nước, các đối tượng dịch hại cây trồng phát sinh gây hại phức tạp nhất
là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 làm ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Song được sự quan
tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự
phối hợp chặt chẽ của các ngành và sự cố gắng nỗ lực của các hộ nông dân, hợp
tác xã, doanh nghiệp trong huyện nên sản xuất nông nghiệp đã đạt được các kết
quả quan trọng, năng suất lúa đạt 52,73 tạ/ha. Sản lượng thóc đạt 28.142 tấn.
Rau màu hè thu, diện tích gieo trồng 385,14 ha, cây vụ đông gieo trồng 274,83
ha, hầu hết là cây vụ đông trên gò vườn và đất bãi ven sông.
Đ/c Trần Chí Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện trình bày báo cáo tại Hội nghị
Chăn nuôi của huyện được duy trì và phát triển. Toàn
huyện có 35 cơ sở chăn nuôi trang trại, trong đó có 02 cơ sở chăn nuôi trang
trại quy mô lớn, 12 cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 21 cơ sở chăn nuôi
trang trại quy mô nhỏ. Kết quả, 6 tháng cuối năm trên địa bàn huyện có tổng đàn
lợn 56.246 con, tổng đàn gia cầm: 743.000 con, đàn trâu, bò 1.716 con. Tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng cuối năm 2023 đạt 8.324 tấn, trong đó sản
lượng thịt lợn hơi là 6.975 tấn. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản được quan tâm
phát triển, toàn huyện có 596 ha ao, đầm và 39 lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng sản lượng thuỷ sản 6 tháng cuối năm năm 2023 trên địa bàn huyện đạt 2.135
tấn. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi được giám sát chặt chẽ nên các loại dịch bệnh
nguy hiểm cho đàn vật nuôi không xảy ra.
Sản xuất lúa theo cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết
tiếp tục được duy trì tại nhiều địa phương trong huyện. Các mô hình sản xuất
nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP được quan tâm thực hiện. Vụ mùa năm
2023, toàn huyện có 30 cánh đồng lớn, hướng cánh đồng lớn với diện tích 1.208
ha, trong đó có 09 vùng quy mô 50 ha trở lên tại 08/20 địa phương (Xuân Tân,
Xuân Phú, Thọ Nghiệp, Xuân Vinh, Xuân Phong, Xuân Kiên, Xuân Hồng, Xuân Ninh). Có
03/20 xã, thị trấn (Xuân Ninh, Xuân Tiến, Xuân Thượng) xây dựng 04 mô hình liên
kết sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao với tổng diện tích 85 ha, có 15/20
xã, thị trấn có mô hình cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất đến thu hoạch trong sản
xuất theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 với tổng diện
tích là 477,49 ha và được Sở NN&PTNT tỉnh cấp mã số vùng trồng. Ngoài ra,
đến nay trên địa bàn huyện đã có 48 sản phẩm được các cấp công nhận sản phẩm
OCOP đạt 3 sao tại 20/20 xã, thị trấn, trong đó có 44 sản phẩm được công nhận
thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Riêng năm 2023, có 19 sản phẩm được UBND huyện công
nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, các sản phẩm được công nhận đều thuộc lĩnh vực nông
nghiệp của 09 chủ thể tại 08 địa phương.
Trong công tác PCTT&TKCN năm 2023, ngay từ đầu
mùa mưa bão, UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chủ động xây dựng
phương án ứng phó, khắc phục hậu quả đối với các tình huống thiên tai, đảm bảo
sát với thực tế. Các địa phương củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN và
xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện vật tư phương tiện phục vụ công tác PCTT theo phương châm “4
tại chỗ” được tăng cường; duy trì tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý sự cố
các công trình ngay từ giờ đầu. Hàng năm, UBND huyện đã giao các cơ quan chuyên
môn của huyện phối hợp với các địa phương rà soát, lập dự toán kinh phí để cải
tạo, sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất và công tác
PCTT trên địa bàn huyện. Năm 2023, huyện Xuân Trường được UBND tỉnh, Sở
NN&PTNT tỉnh Nam Định đầu tư duy tu, cải tạo gia cố mặt đê Hữu Hồng (đoạn
từ Km206+910¸Km207+600) dài 690 m thuộc án phận xã Xuân Tân với
kinh phí đầu tư 707 triệu đồng; gia cố mặt đê Tả Ninh Cơ (đoạn từ Km10+766¸Km11+066)
dài 300 m thuộc án phận xã Xuân Ninh với kinh phí đầu tư 407 triệu đồng. Xây
dựng 02 cống dưới đê thuộc dự án “Xử lý cấp bách các cống xung yếu dưới đê từ
đê cấp III trở lên” do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư là cống Số 7 (tại
Km194+841 tuyến đê Hữu Hồng - xã Xuân Châu) và cống An Phú (Km3+170 tuyến đê Tả
Ninh - xã Xuân Hồng) với tổng kinh phí đầu tư hơn 28 tỷ đồng. Ngoài ra, trên
địa bàn huyện còn được quan tâm đầu tư kinh phí thực hiện các hạng mục: Phát
quang mái đê đoạn từ Km198+000¸Km208+100 dài 10,1 km và xử lý mối
bằng công nghệ mới đoạn từ Km202+000¸Km208+100 dài 6,1 km tuyến đê Hữu
Hồng thuộc án phận các xã Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phú với tổng kinh phí 543
triệu đồng. Qua đó, hệ thống đê điều trên địa bàn huyện ngày càng đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của công tác PCTT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi
lại của người dân và các phương tiện tham gia giao thông, thúc đẩy phát triển
kinh tế trên địa bàn huyện. Ngoài ra, các địa phương đầu tư cải tạo, nạo vét
kênh phục vụ sản xuất (Xuân Hòa, Hành Thiện, Nam Tiến), xử lý chống tràn cống,
sạt lở đường (Xuân Tân), sửa chữa âu cống (Xuân Thành),…với tổng kinh phí gần
360 triệu đồng.
Đ/c Bùi Văn Hảo - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Sau khi nghe đại diện các ngành, các địa phương phát
biểu tham luận, phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Bùi Văn Hảo - TUV, Bí thư
Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã biểu dương và ghi nhận những kết quả đã đạt
được của các cấp, các ngành của huyện trong công tác PCTT&TKCN năm 2023. Đồng
thời nhấn mạnh, để chủ động trong PCTT&TKCN năm 2024, các cơ quan, đơn vị,
địa phương cần làm tốt việc nắm bắt thông tin về tình hình thời tiết, khí
tượng, thủy văn trên các phương tiện thông tin đại chúng để có phương án ứng
phó phù hợp; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ; thường xuyên thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai và
các văn bản pháp luật có liên quan. Về nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp vụ mùa yêu
cầu các địa phương thực hiện tốt lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng theo
hướng chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tích cực áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; xây dựng và chuyển giao nhiều mô hình mang lại
hiệu quả kinh tế cao gắn với xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Đ/c Phạm Ngọc Hải - TVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Phạm Ngọc Hải -
Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị: Trong thực hiện công tác PCTT&TKCN, các
cấp, các ngành tập trung triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai theo kế
hoạch đã đề ra. Tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp;
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, từng thành viên, gắn với trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Phòng NN&PTNT huyện, Trung
tâm VH-TT&TT huyện; UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, nhất là tuyên truyền trên hệ thống
phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn về kiến thức, kinh nghiệm
PCTT để nâng cao nhận thức, kỹ năng trong việc chủ động phòng tránh, ứng phó,
giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai, với tinh thần là mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi gia
đình, người dân phải tự phòng, chống ở cơ quan, đơn vị, gia đình mình trước
tiên tai. Hạt quản lý đê, các địa phương tăng cường kiểm tra hệ thống đê, kè,
các bãi sông để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm mới,
đặc biệt là các vi phạm xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh bãi vật liệu
trên bãi sông, sử dụng xe quá tải đi trên đê. Tiếp tục xây dựng kế hoạch xử lý
các vi phạm còn tồn đọng, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm
nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê điều, thoát lũ. Công
ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thuỷ phối hợp với các cơ quan chuyên môn ngành dọc của
tỉnh, huyện thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về tình hình diễn biến
thời tiết, thủy văn trong năm để Lãnh đạo UBND huyện, Thường trực Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN huyện cập nhật để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng,
chống thiên tai. Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện theo chức năng, nhiệm vụ
chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, kịch bản ứng phó với từng tình huống
thiên tai cụ thể; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để
chủ động triển khai thực hiện khi có tình huống thiên tai xảy ra nhằm hạn chế
thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; phối hợp với các cơ quan chuyên môn
của huyện, địa phương có liên quan tổ chức diễn tập PCTT&TKCN năm 2024 theo
phương án, kịch bản giả định.
Về sản suất vụ
mùa yêu cầu, các xã thị trấn chỉ đạo các HTXNN, tổ hợp tác nông nghiệp chuẩn bị
đầy đủ vật tư nông nghiệp đảm bảo số lượng, chủng loại, chất lượng phục vụ các
thành viên; thực hiện công tác vệ sinh môi trường kênh sông, khơi thông dòng
chảy trên các tuyến kênh. Làm tốt công tác phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện
triển khai thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng
huyện NTM nâng cao. Công ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thuỷ bám sát lịch sản xuất vụ mùa
xây dựng kế hoạch điều tiết nước đảm bảo an toàn cho lúa xuân cuối vụ, thuận
lợi cho việc thu hoạch lúa xuân, tổ chức tốt lấy nước làm đất, gieo cấy lúa mùa
đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất; đồng thời chủ động phối hợp với các địa
phương, thống nhất với các cơ quan chuyên môn của huyện trong việc điều tiết
nước linh hoạt, hợp lý theo tình hình cụ thể, thực tế của địa phương nhằm hạn
chế tối đa tình trạng ngập úng, khô hạn cục bộ; xây dựng phương án phòng chống
úng, hạn cho các diện tích lúa mùa - nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi
việc thi công các công trình dự án như: Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Hòa, Xuân
Kiên, Xuân Tiến. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về Luật Chăn nuôi, Luật Thú y,
Luật Thủy sản. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn
sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường như: Nhập con giống có nguồn
gốc rõ ràng, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật
nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định./.
Một số hình ảnh các đại biểu phát biểu tham luận:
Thực hiện: PV Nguyễn Huệ - Trung tâm VH-TT&TT huyện