Xuân
Tiến là một trong những vùng truyền thống thâm canh lúa có năng suất
cao và cũng là một trong những điển hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tê
của huyện Xuân Trường trong những năm qua. Mặc dù hiện nay, nông nghiệp
vẫn giữ một mảng màu sáng trong bức tranh tổng thể của xã, nhưng người
Xuân Tiến từ hàng trăm năm nay đã hiểu rằng thu nhập từ nông nghiệp
không thể giúp họ làm giàu. Với suy nghĩ đó, người làng Xuân Tiến đã
phát triển nghề đúc đồng (sau này là nghề cơ khí) đến tận ngày nay.
Làng
nghề cơ khí Xuân Tiến khởi đầu từ nghề đúc đồng truyền thống. Trong tiềm
thức của những cụ phụ lão trong làng, những sản phẩm đồng như nồi, mâm,
chậu, chuông,…được làm từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ Xuân Tiến
đã có mặt trong nhiều gia đình Việt Nam từ cuối thế kỷ XX. Trải qua thời
gian, cùng sự năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng thị trường, làng
nghề Xuân Tiến đã mở rộng sản xuất sang các mặt hàng cơ khí vừa và nhỏ.
Khi chiếc đèn Hoa Kỳ rút dầu là phương tiện thắp sáng cho mọi nhà, từ
Xuân Tiến, những sản phẩm này đã ra đời hàng loạt, được người tiêu dùng
rất ưa chuộng. Cùng với đó, những sản phẩm từ rèn như nhôm, sắt cũng có
mặt trên thị trường. Không dừng lại ở đó, những người thợ làng nghề Xuân
Tiến đã tiếp cận tới những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác, tinh xảo cao
như phụ tùng xe đạp, đèn măng sông, kèn đồng,…
Vào
những năm 1960, khi địa phương chủ trương quy tụ lao động có tay nghề
vào sản xuất tập thể, những người thợ làng nghề Xuân Tiến đã nhanh chóng
tập hợp lại. Bằng bàn tay và tinh thần đoàn kết tập thể, hợp tác xã
Xuân Thanh (năm 1965 đổi tên thành hợp tác xã Thống Nhất) đã ra đời, tồn
tại và phát triển cho tới đầu những năm 1990. Đây có thể coi là thời kỳ
phát triển thịnh vượng của làng nghề, người làm nghề trong hợp tác xã
lần đầu tiên được hưởng nhũng ché độ như công nhân viên chức. Quan trọng
hơn, những sản phẩm của họ đã đóng góp công sức cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc và phục vụ đất nước những năm đầu đổi mới. Trong quãng
thời gian đó, người thợ Xuân Tiến làm việc với tinh thần hăng say. Mọi
người cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm làm nghề, cùng nhau bắt tay
hợp tác sản xuất. Thời điểm hợp tác xã Thống Nhất giải thể, gần như
không ai dám chắc vào một tương lai tốt đẹp của làng nghề cơ khí Xuân
Tiến.
Nhưng
thực tế đã chứng minh điều ngược lại, 200 lao động của hợp tác xã đã
trở về gia đình, vừa sản xuất giữ nghề, vừa mạnh dạn tìm hướng đi cho
riêng mình. Hơn 10 năm qua, làng nghề Xuân Tiến đã không ngừng mở rộng
về quy mô, thị trường tiêu thụ, đa dạng về sản phẩm, khảng định về chất
lượng. Đến nay, có hàng trăm hộ làm nghề cơ khí thu hút hàng ngàn lao
động đia phương và các vùng lân cận.
Cũng
phải khảng định thêm rằng, nhiều Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân hình thành và phát triển rất tốt. Với chính sự mạnh dạn,
dám nghĩ dám làm của những người làm nghề tâm huyết đã giúp làng nghề cơ
khí Xuân Tiến có những bước đi vững vàng như hôm nay.

Nghề cơ khí ở Cụm CN Xuân Tiến
Với
sản lượng bình quân 5-6 nghìn chiếc/năm, máy đập lúa liên hoàn đang là
sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho
doanh nghiệp Nhật Việt nói riêng, làng nghề Xuân Tiến nói chung. Những
năm gần đây, sản phẩm này đã có mặt tại thị trường Trung Quốc-Lào và
được bạn hàng rất ưa chuộng. Sản phẩm đã được đăng ký chất lượng, thương
hiệu và bản quyền. Không những thế, sản phẩm đã có mặt ở nhiều hội chợ
lớn nhỏ và giành được những giải thưởng cao.
Trong
khi ngành cơ khí của cả nước, kể cả những đơn vị có tiếng trong lĩnh
vực cơ khí đang đứng trước những thách thức không nhỏ, thì sự tồn tại và
phát triển không ngừng của một làng nghề cơ khí như Xuân Tiến quả là
điều đáng trân trọng. Đóng góp của ngành công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp trong GDP toàn xã cũng không ngừng tăng lên.
Quan
điểm xuyên suốt quá trình chỉ đạo đường lối phát triển của xã Xuân Tiến
trong nhiều năm qua là “Sản xuất nông nghiệp phải chuyển dịch mạnh hơn
nữa, phải đảm bảo về an ninh lương thực. Muốn làm giàu phải phát triển
kinh tế làng nghề. Bắt đầu từ việc duy trì, phát triển các mặt hàng
truyền thống, không ngừng nâng cao về chất lượng, đồng thời tìm tòi, mở
rộng các mặt hàng mới phù hợp với người tiêu dùng”. Xã Xuân Tiến cũng đã
có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nghề cơ khí phát triển.
Những hoạt động này đã tạo được dư luận tốt, giúp người làm nghề yên tâm
gắn bó bản thân và gia đình vì sự phát triển của làng nghề.
BBT.