image banner
Xuân Trường, những thành tựu đáng tự hào sau gần 15 năm tái lập huyện (1997-2011)
Lượt xem: 4262
Thực hiện Nghị định số 19/CP ngày 26/2/1997, huyện Xuân Trường được tái lập. Sau gần 15 năm kể từ ngày tái lập đến nay (1997-2011), Đảng bộ và nhân dân Xuân trường luôn phát huy được truyền thống yêu nước và cách mạng, đã đoàn kết phấn đấu vượt qua bao khó khăn, trở ngại từ việc ổn định nơi ở tạm để làm việc cho đến kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ… rồi tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị hàng năm.

 Có thể nói, giai đoạn từ năm 1997-2000 là thời kỳ “An cư” với nhiệm vụ tập trung mọi nguồn lực để xây dựng huyện mới ổn định về mọi mặt, từ xây dựng cơ sở vật chất đến lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội… Bước đầu cơ cấu phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của năm 1997 vẫn được giữ vững ổn định, đạt tổng sản lượng lương thực 85,7 ngàn tấn bình quân đầu người 495 kg/năm; tổng đàn trâu bò 1900 con trong đó bò là 1010 con, tổng đàn lợn 40 ngàn con; thu nhập đầu người 1,97 triệu đồng/năm 1997 và tăng lên 2,63 triệu đồng/người năm 2000. Cơ cấu kinh tế năm 1997 khi mới tách huyện là: Nông nghiệp chiếm 56%, CN-XD chiếm 22,8%, thương mại dịch vụ trên 21%. Đến năm 2000, huyện Xuân Trường có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của tỉnh. Sản lượng lương thực đứng ở tốp đầu tỉnh, tổng giá trị sản xuất đạt 585 tỷ đồng tăng 18% so với 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5%/năm, lương thực bình quân đầu người xấp xỉ 500 kg/năm, chăn nuôi ngày một phát triển với tổng đàn trâu bò lên 21.000 con, đàn lợ 46.000 con; thu nhập bình quân đầu người đạt mức 2,63 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến: Nông nghiệp giảm còn 54,3%, CN-XD tăng lên 24,6%, Thương mại- Dịch vụ vẫn duy trì trên 21%. Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cân bằng sinh thái; giải quyết lao động dôi dư, lao động nông nhàn trong nông thôn. Chuyển sản xuất nông nghiệp thuần nông sang sản xuất hàng hóa ở cả hai ngành trồng chọt và chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Từng bước công nghiệp hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ; tới năm 2000, CN-TTCN xây dựng ở huyện Xuân Trường có sự tiến triển tốt. Tổng giá trị sản lượng toàn ngành đạt 105 tỷ đồng tăng 45,8% so với năm 1997. Đối với sản xuất công nghiệp huyện xác định phải coi trọng và phát huy nghề truyền thống, đồng thời áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và mở mang nghề mới. Tăng cường sử dụng nguồn lao động và mọi nguồn vốn có thể huy động được để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp-TTCN; Xây dựng cơ bản bước đầu huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình điện, đường, trường, trạm.

    Công tác văn hóa-xã hội được chú trọng và nâng cao về mọi mặt. Trong đó có 16/20 xã có điểm bưu điện văn hóa xã; toàn huyện có gần 1300 máy điện thoại bình quân 135 người/1 máy, tăng gấp 3 lần so với năm 1997. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được quan tâm chăm lo hơn. Công tác giáo dục đào tạo đi vào chiều sâu nâng cao chất lượng dạy và học; ngành y tế của huyện được chỉ đạo thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia từ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đến việc khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Công tác an ninh quốc phòng và các hoạt động nội chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường đổi mới chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ then chốt. Năm 2000, toàn huyện có 60 tổ chức cơ sở Đảng với 6587 đảng viên. So với năm đầu tái lập huyện tăng 2 tổ chức cơ sở Đảng, và trên 300 đảng viên, bảo đảm vai trò lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng.


Chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện

    Bước sang giai đoạn 2000-2005 có thể coi đây là thời kỳ “Lập nghiệp”: Đảng bộ huyện đã đã tập trung cao độ  cho việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, toàn huyện đã tích cực thực hiện chủ trương chuyển dịch, đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi. Do đó kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện đã giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Năng suất lúa bình quân đạt trên 130 tạ/ha/năm và là huyện luôn dẫn đầu năng suất lúa toàn tỉnh; Đến năm 2005, chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh, tổng đàn lợn lên đến trên 65.500 con, chuyển đổi hàng chục ha diện tích đất vùng bãi cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản trong 5 năm đạt 1200 tấn; Giá trị canh tác đạt 33,5 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 4,2 triệu đồng vào năm 2005. Trong sản xuất công nghiệp – TTCN, các thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và dân doanh đã được khuyến khích và tạo điều kiện để đầu tư, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hộ gia đình có nghề thủ công truyền thống đã năng động, sáng tạo tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, khắc phục khó khăn để duy trì và phát triển sản xuất.

    Giai đoạn 2000-2005, huyện Xuân Trường bắt đầu chỉ đạo xây dựng và mở rộng các Cụm công nghiệp nông thôn ở các xã Xuân Tiến, Xuân Bắc, thị trấn, khu trung tâm huyện. Đặc biệt, đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển ngành CN tàu thủy, ngành may và thêu đan xuất khẩu. Đến năm 2005, toàn huyện đã có 62 doanh nghiệp và 2.300 hộ sản xuất CN-TTCN bình quân đạt 21,9 tỷ đồng/năm bằng 168% so với năm 2000. Một số làng nghề cơ khí, mộc dân dụng và làm hàng thủ công… có bước phát triển mới, tạo tiền đề hình thành cụm sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu. Số lượng sản phẩm hàng hóa tăng. Một số sản phẩm có khă năng tiêu thụ nhanh như tàu biển hạng nhẹ, tải trọng từ 3200 tấn trở lên; các mặt hàng cơ khí như máy tuốt lúa, máy sản xuất nông nghiệp…; Hoạt động thương mại – dịch vụ có bước phát triển khá, xây dựng thành những trung tâm, dịch vụ tổng hợp, tạo điều kiện đẩy mạnh việc trao đổi, mua bán, lưu chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tính đến hết năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ bình quân chung toàn huyện đạt 135 tỷ đồng, tăng 17% so với giai đoạn 1997 – 2000. Cơ cấu kinh tế ở giai đoạn này có sự chuyển dịch đúng hướng, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5%/năm, trong đó: nông, lâm, thủy sản giảm còn 33%; công nghiệp – xây dựng tăng lên 36%; dịch vụ tăng lên 31%.


Công ty sản xuất máy phát điện – động cơ AXUZU

    Đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, ở các ngành học, cấp học đều có sự phát triển về số lượng và quy mô trường, lớp; đồng thời chất lượng giáo dục – đào tạo có tiến bộ, phổ cập tiểu học được giữ vững, bậc trung học cơ sở còn 3 xã đang phấn đấu hoàn thành trước năm 2002. Cơ sở vật chất trường, lớp, đội ngũ giáo viên của các ngành học, cấp học được tăng cường. Năm 2000 toàn huyện có 769 phòng học được xây dựng kiên cố, tăng 8,7 % so với năm 1997. Trong giai đoạn này, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Đã có 29/29 trường Tiểu học, 4 trường THCS, 2 trường mầm non được cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; 20/20 xã, thị trấn đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng; chất lượng dạy và học được nâng cao, phong trào khuyến học, khuyến tài được duy trì và đẩy mạnh ở các cơ quan, xã, thị trấn,… Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Ngành giáo dục – đào tạo huyện giữ vững là đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh. Bên cạnh đó, phải kể tới công tác y tế của huyện, ở xã, thị trấn cũng được chú trọng quan tâm đầu tư cả về nguồn lực và cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, 100% thôn xóm có nhân viên y tế, 13/20 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 5 năm liền trung tâm y tế huyện đạt đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh. Cùng với sự nghiệp giáo dục, y tế, lĩnh vực văn hóa – thông tin và thể thao cũng được đẩy mạnh, tới 2005 nhiều xã, thị trấn như Xuân Bắc, Xuân Thượng, Xuân Kiên, thị trấn Xuân Trường đã có 100 thôn, xóm xây dựng nhà văn hóa. Toàn huyện đã tăng lên 146 làng (xóm) được tỉnh và huyện công nhận làng văn hóa, 99 cơ quan, trường học, trạm y tế đạt chuẩn cơ quan đơn vị văn hóa, 55% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Toàn huyện có 130 câu lạc bộ TDTT, số người tham gia luyện tập thường xuyên đạt 20% dân số, số gia đình thể thao đạt 15%. Công tác phát thanh – truyền hình từ huyện đến cơ sở có nhiều đổi mới. Hoạt động bưu chính viễn thông có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng tổng số máy điện thoại lên gần 8000 chiếc, tăng 3,4 lần so với năm 2000; Công tác quốc phòng – an ninh và hoạt động nội chính ngày càng ổn định; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được tăng cường củng cố xây dựng vững mạnh. Toàn huyện có 67 tổ chức cơ sơ Đảng với trên 7000 đảng viên. Điều phấn khởi là đến năm 2005 Đảng bộ huyện không còn Tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

    Với tinh thần năng động sáng tạo và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên, 8 năm đầu sau thời gian tái lập huyện Xuân trường đã giành được nhiều thành quả đáng tự hào. Và đây chính là động lực để Đảng bộ và nhân dân Xuân Trường hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện đề ra cho giai đoạn 2005 – 2010 và năm 2011.

    Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp 42,8%; Dịch vụ 30,5%; Nông nghiệp 26,7%. Trong nông nghiệp, an ninh lương thực được đảm bảo, chất lượng và giá trị nông sản có bước chuyển biến mới. Năng suất lúa bình quân năm 124,80 tạ/ha/năm. Đã có những mô hình, điển hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và sản xuất vụ đông có  hiệu quả kinh tế cao ở xã Xuân Phong, Thọ Nghiệp, Xuân Thủy, Xuân Ninh. Một số nơi duy trì nghề trồng dâu, nuôi tằm. Sản xuất nấm được triển khai, bước đầu cho thu nhập khá.

    Chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp quy mô trang trại, gia trại. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt bình quân 9.500 tấn/năm bằng 125% so với chỉ tiêu, sản lương nuôi trồng thủy sản đạt 1.726 tấn/năm đạt 85,5% kế hoạch. Một số lĩnh vực duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

    Đảm bảo an ninh lương thực được giữ vững, đồng thời tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường quản lý đất đai. Thành lập Ban nông nghiệp ở tất cả các xã, thị trấn và chỉ đạo Đại hội đại biểu xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp nhiệm kỳ 2009 – 2014. Thực hiện chuyển chức năng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn về UBND cấp xã và chuyển hoạt động của HTXNN sang kinh doanh dịch vụ. Huyện đã và đang triển khai xây dựng thí điểm mô hình “Nông thôn mới” tại xã Xuân Kiên. Ngoài ra, một số xã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng công trình nước sạch với nguồn vốn vay ưu đãi của tổ chức quốc tế. Đến nay đã có 15/20 xã, thị trấn có công trình nước sạch và 80% số dân trong huyện đã được sử dụng nước sạch, và nước hợp vệ sinh.

     Sản xuất công nghiệp – TTCN tuy chưa đạt chỉ tiêu, nhưng vẫn có tốc độ tăng nhanh, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động và chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành Công nghiệp – TTCN. Tỷ trọng giá trị CN – TTCN trong cơ cấu kinh tế đã cao hơn tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Sản xuất CN – TTCN, giai thông, xây dựng ba năm đầu nhiệm kỳ với ngành chủ lực là sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thủy phát triển mạnh và có mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước với mức trung bình 25%/năm, tiêu biểu ở 4 cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Bắc, ven sông Ninh Cơ và trung tâm huyện. Tuy nhiên từ giữa năm 2008 trở lại đây do sự biến động của cơ chế thị trường hầu hết các doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thủy sản xuất cầm chừng thậm chí có nhiều cơ sở phải ngừng sản xuất. Thay vào đó là phát triển mạnh các ngành cơ khí chế tạo máy, thiết bị, dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…; Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được đặc biệt quan tâm, trong 5 năm qua toàn huyện đã có 67 dự án và hạng mục công trình thuộc 8 lĩnh vực được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 1.100 tỷ đồng. Nhiều công trình, dự án có ý nghĩa chính trị to lớn cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện như: Dự án Quần thể lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, xây mới cống Trà Thượng, và tường kè sông Ninh Cơ, kiên cố hóa kênh Đồng Nê, sông Trà Thượng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện và kiên cố trường học bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ …

    Hoạt động thương mại – dịch vụ của các thành phần kinh tế đã có bước phát triển, đã đầu tư nâng cấp các chợ nông thôn, các điểm kinh doanh, dịch vụ tạo điều kiện đẩy mạnh việc trao đổi, mua bán, lưu chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Công tác quản lý thị trường, kinh doanh thương mại, chống hàng lậu, hàng giả, kinh doanh trái phép được triển khai tích cực góp phần ổn định thị trường, ổn định giá cả chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

    Kinh tế không ngừng phát triển tạo điều kiện tốt cho việc chăm lo đến lĩnh vực văn hóa – xã hội. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được quan tâm với việc huy động vốn từ nhiều nguồn đối ứng để xây dựng mới 169 phòng học kiên cố cao tầng, toàn huyện hiện có 5 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, 4 trường Tiểu đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, 7 trường THCS và trường THPT Xuân Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010; năm học 2007 – 2008 trường Nguyễn Trường Thúy được thành lập, đưa tổng số trường THPT của huyện lên 5 trường. Mặt khác, trong giáo dục còn tích cực đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý về tổ chức và tài chính trong ngành giáo dục theo hướng phân cấp để tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Coi trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo đại trà. Tỷ lệ giáo viên toàn huyện đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,4% trong đó trên chuẩn là 45,2%. Tăng tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ, lớp mẫu giáo và tỷ lệ trẻ được nuôi bán trú. Giữ vững chỉ tiêu phổ cập giáo dục ở các cấp học, ngành học. Số học sinh tốt nghiệp vào lớp 10 năm 2009 – 2010, 2010 – 2011 đạt tỷ lệ cao. Giữ vững thành tích thi học sinh giỏi ở các cấp học, bậc học. Số học sinh tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Công tác giáo dục thường xuyên và hoạt động của Trung tâm giáo dục cộng đồng ở các xã, thị trấn được duy trì. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp từ các thôn, xóm, dòng họ, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội…góp phần quan trọng động viên nâng cao ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh, sinh viên. Tiêu biểu là các xã Xuân Hồng, Xuân Bắc, Xuân Tiến, Xuân Ninh, Xuân Hòa, Xuân Tân, Xuân Ngọc, thị trấn Xuân Trường…


Trường THPT Xuân Trường – ngôi trường có bề dày

truyền thống dạy tốt, học tốt

    Công tác y tế, phong trào văn hóa, thể dục thể thao…có nhiều khởi sắc. Tới nay, toàn huyện đã có 18 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Có tới 65% số xóm, 70% số gia đình đạt danh hiệu văn hóa, 90% cơ quan doanh nghiệp, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa; 202/312 thôn, xóm, tổ dân phố xây dựng Nhà văn hóa đạt 65%; các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT đạt nhiều giải được tỉnh đánh giá cao. Đời sống nhân dân ổn định, có mặt tiếp tục được cải thiện.



Nhà văn hóa xóm 8, xã Xuân Hòa

     Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ làm tốt cả về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng  cường củng cố tổ chức, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên. Những năm gần đây, Đảng bộ huyện hưởng ứng sâu rộng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó nhiều cá nhân, tập thể tiên tiến được khen thưởng. Công tác xây dựng Đảng, kiểm tra kỷ luật và phát triển đảng viên mới thường xuyên được quan tâm. Bên cạnh đó phải kể tới chính quyền, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể luôn giữ vững đơn vị tiên tiến, tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Nhiều đoàn thể được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động, Trung ương Hội, UBND tỉnh và tỉnh Hội tặng Cờ thi đua, Bằng khen.

    Với những con số biết nói suốt chặng đường gần 15 năm qua, có thể nói đã minh chứng cho sự nỗ lực phấn đấu không ngưng nghỉ của Đảng bộ và nhân dân Xuân Trường; đồng thời chính là hành trang cần thiết cho chặng đường phát triển tiếp nối. Trong đó tiếp tục phát huy tính dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, tiếp tục đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; tập trung khai thác mọi nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường; đảm bảo quốc phòng – an ninh, ổn định chính trị - xã hội và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng huyện Xuân Trường ngày càng giàu mạnh, văn minh./.

 Có thể nói, giai đoạn từ năm 1997-2000 là thời kỳ “An cư” với nhiệm vụ tập trung mọi nguồn lực để xây dựng huyện mới ổn định về mọi mặt, từ xây dựng cơ sở vật chất đến lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội… Bước đầu cơ cấu phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của năm 1997 vẫn được giữ vững ổn định, đạt tổng sản lượng lương thực 85,7 ngàn tấn bình quân đầu người 495 kg/năm; tổng đàn trâu bò 1900 con trong đó bò là 1010 con, tổng đàn lợn 40 ngàn con; thu nhập đầu người 1,97 triệu đồng/năm 1997 và tăng lên 2,63 triệu đồng/người năm 2000. Cơ cấu kinh tế năm 1997 khi mới tách huyện là: Nông nghiệp chiếm 56%, CN-XD chiếm 22,8%, thương mại dịch vụ trên 21%. Đến năm 2000, huyện Xuân Trường có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của tỉnh. Sản lượng lương thực đứng ở tốp đầu tỉnh, tổng giá trị sản xuất đạt 585 tỷ đồng tăng 18% so với 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5%/năm, lương thực bình quân đầu người xấp xỉ 500 kg/năm, chăn nuôi ngày một phát triển với tổng đàn trâu bò lên 21.000 con, đàn lợ 46.000 con; thu nhập bình quân đầu người đạt mức 2,63 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến: Nông nghiệp giảm còn 54,3%, CN-XD tăng lên 24,6%, Thương mại- Dịch vụ vẫn duy trì trên 21%. Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cân bằng sinh thái; giải quyết lao động dôi dư, lao động nông nhàn trong nông thôn. Chuyển sản xuất nông nghiệp thuần nông sang sản xuất hàng hóa ở cả hai ngành trồng chọt và chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Từng bước công nghiệp hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ; tới năm 2000, CN-TTCN xây dựng ở huyện Xuân Trường có sự tiến triển tốt. Tổng giá trị sản lượng toàn ngành đạt 105 tỷ đồng tăng 45,8% so với năm 1997. Đối với sản xuất công nghiệp huyện xác định phải coi trọng và phát huy nghề truyền thống, đồng thời áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và mở mang nghề mới. Tăng cường sử dụng nguồn lao động và mọi nguồn vốn có thể huy động được để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp-TTCN; Xây dựng cơ bản bước đầu huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình điện, đường, trường, trạm.

    Công tác văn hóa-xã hội được chú trọng và nâng cao về mọi mặt. Trong đó có 16/20 xã có điểm bưu điện văn hóa xã; toàn huyện có gần 1300 máy điện thoại bình quân 135 người/1 máy, tăng gấp 3 lần so với năm 1997. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được quan tâm chăm lo hơn. Công tác giáo dục đào tạo đi vào chiều sâu nâng cao chất lượng dạy và học; ngành y tế của huyện được chỉ đạo thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia từ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đến việc khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Công tác an ninh quốc phòng và các hoạt động nội chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường đổi mới chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ then chốt. Năm 2000, toàn huyện có 60 tổ chức cơ sở Đảng với 6587 đảng viên. So với năm đầu tái lập huyện tăng 2 tổ chức cơ sở Đảng, và trên 300 đảng viên, bảo đảm vai trò lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng.


Chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện

    Bước sang giai đoạn 2000-2005 có thể coi đây là thời kỳ “Lập nghiệp”: Đảng bộ huyện đã đã tập trung cao độ  cho việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, toàn huyện đã tích cực thực hiện chủ trương chuyển dịch, đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi. Do đó kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện đã giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Năng suất lúa bình quân đạt trên 130 tạ/ha/năm và là huyện luôn dẫn đầu năng suất lúa toàn tỉnh; Đến năm 2005, chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh, tổng đàn lợn lên đến trên 65.500 con, chuyển đổi hàng chục ha diện tích đất vùng bãi cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản trong 5 năm đạt 1200 tấn; Giá trị canh tác đạt 33,5 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 4,2 triệu đồng vào năm 2005. Trong sản xuất công nghiệp – TTCN, các thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và dân doanh đã được khuyến khích và tạo điều kiện để đầu tư, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hộ gia đình có nghề thủ công truyền thống đã năng động, sáng tạo tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, khắc phục khó khăn để duy trì và phát triển sản xuất.

    Giai đoạn 2000-2005, huyện Xuân Trường bắt đầu chỉ đạo xây dựng và mở rộng các Cụm công nghiệp nông thôn ở các xã Xuân Tiến, Xuân Bắc, thị trấn, khu trung tâm huyện. Đặc biệt, đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển ngành CN tàu thủy, ngành may và thêu đan xuất khẩu. Đến năm 2005, toàn huyện đã có 62 doanh nghiệp và 2.300 hộ sản xuất CN-TTCN bình quân đạt 21,9 tỷ đồng/năm bằng 168% so với năm 2000. Một số làng nghề cơ khí, mộc dân dụng và làm hàng thủ công… có bước phát triển mới, tạo tiền đề hình thành cụm sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu. Số lượng sản phẩm hàng hóa tăng. Một số sản phẩm có khă năng tiêu thụ nhanh như tàu biển hạng nhẹ, tải trọng từ 3200 tấn trở lên; các mặt hàng cơ khí như máy tuốt lúa, máy sản xuất nông nghiệp…; Hoạt động thương mại – dịch vụ có bước phát triển khá, xây dựng thành những trung tâm, dịch vụ tổng hợp, tạo điều kiện đẩy mạnh việc trao đổi, mua bán, lưu chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tính đến hết năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ bình quân chung toàn huyện đạt 135 tỷ đồng, tăng 17% so với giai đoạn 1997 – 2000. Cơ cấu kinh tế ở giai đoạn này có sự chuyển dịch đúng hướng, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5%/năm, trong đó: nông, lâm, thủy sản giảm còn 33%; công nghiệp – xây dựng tăng lên 36%; dịch vụ tăng lên 31%.


Công ty sản xuất máy phát điện – động cơ AXUZU

    Đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, ở các ngành học, cấp học đều có sự phát triển về số lượng và quy mô trường, lớp; đồng thời chất lượng giáo dục – đào tạo có tiến bộ, phổ cập tiểu học được giữ vững, bậc trung học cơ sở còn 3 xã đang phấn đấu hoàn thành trước năm 2002. Cơ sở vật chất trường, lớp, đội ngũ giáo viên của các ngành học, cấp học được tăng cường. Năm 2000 toàn huyện có 769 phòng học được xây dựng kiên cố, tăng 8,7 % so với năm 1997. Trong giai đoạn này, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Đã có 29/29 trường Tiểu học, 4 trường THCS, 2 trường mầm non được cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; 20/20 xã, thị trấn đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng; chất lượng dạy và học được nâng cao, phong trào khuyến học, khuyến tài được duy trì và đẩy mạnh ở các cơ quan, xã, thị trấn,… Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Ngành giáo dục – đào tạo huyện giữ vững là đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh. Bên cạnh đó, phải kể tới công tác y tế của huyện, ở xã, thị trấn cũng được chú trọng quan tâm đầu tư cả về nguồn lực và cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, 100% thôn xóm có nhân viên y tế, 13/20 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 5 năm liền trung tâm y tế huyện đạt đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh. Cùng với sự nghiệp giáo dục, y tế, lĩnh vực văn hóa – thông tin và thể thao cũng được đẩy mạnh, tới 2005 nhiều xã, thị trấn như Xuân Bắc, Xuân Thượng, Xuân Kiên, thị trấn Xuân Trường đã có 100 thôn, xóm xây dựng nhà văn hóa. Toàn huyện đã tăng lên 146 làng (xóm) được tỉnh và huyện công nhận làng văn hóa, 99 cơ quan, trường học, trạm y tế đạt chuẩn cơ quan đơn vị văn hóa, 55% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Toàn huyện có 130 câu lạc bộ TDTT, số người tham gia luyện tập thường xuyên đạt 20% dân số, số gia đình thể thao đạt 15%. Công tác phát thanh – truyền hình từ huyện đến cơ sở có nhiều đổi mới. Hoạt động bưu chính viễn thông có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng tổng số máy điện thoại lên gần 8000 chiếc, tăng 3,4 lần so với năm 2000; Công tác quốc phòng – an ninh và hoạt động nội chính ngày càng ổn định; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được tăng cường củng cố xây dựng vững mạnh. Toàn huyện có 67 tổ chức cơ sơ Đảng với trên 7000 đảng viên. Điều phấn khởi là đến năm 2005 Đảng bộ huyện không còn Tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

    Với tinh thần năng động sáng tạo và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên, 8 năm đầu sau thời gian tái lập huyện Xuân trường đã giành được nhiều thành quả đáng tự hào. Và đây chính là động lực để Đảng bộ và nhân dân Xuân Trường hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện đề ra cho giai đoạn 2005 – 2010 và năm 2011.

    Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp 42,8%; Dịch vụ 30,5%; Nông nghiệp 26,7%. Trong nông nghiệp, an ninh lương thực được đảm bảo, chất lượng và giá trị nông sản có bước chuyển biến mới. Năng suất lúa bình quân năm 124,80 tạ/ha/năm. Đã có những mô hình, điển hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và sản xuất vụ đông có  hiệu quả kinh tế cao ở xã Xuân Phong, Thọ Nghiệp, Xuân Thủy, Xuân Ninh. Một số nơi duy trì nghề trồng dâu, nuôi tằm. Sản xuất nấm được triển khai, bước đầu cho thu nhập khá.

    Chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp quy mô trang trại, gia trại. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt bình quân 9.500 tấn/năm bằng 125% so với chỉ tiêu, sản lương nuôi trồng thủy sản đạt 1.726 tấn/năm đạt 85,5% kế hoạch. Một số lĩnh vực duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

    Đảm bảo an ninh lương thực được giữ vững, đồng thời tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường quản lý đất đai. Thành lập Ban nông nghiệp ở tất cả các xã, thị trấn và chỉ đạo Đại hội đại biểu xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp nhiệm kỳ 2009 – 2014. Thực hiện chuyển chức năng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn về UBND cấp xã và chuyển hoạt động của HTXNN sang kinh doanh dịch vụ. Huyện đã và đang triển khai xây dựng thí điểm mô hình “Nông thôn mới” tại xã Xuân Kiên. Ngoài ra, một số xã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng công trình nước sạch với nguồn vốn vay ưu đãi của tổ chức quốc tế. Đến nay đã có 15/20 xã, thị trấn có công trình nước sạch và 80% số dân trong huyện đã được sử dụng nước sạch, và nước hợp vệ sinh.

     Sản xuất công nghiệp – TTCN tuy chưa đạt chỉ tiêu, nhưng vẫn có tốc độ tăng nhanh, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động và chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành Công nghiệp – TTCN. Tỷ trọng giá trị CN – TTCN trong cơ cấu kinh tế đã cao hơn tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Sản xuất CN – TTCN, giai thông, xây dựng ba năm đầu nhiệm kỳ với ngành chủ lực là sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thủy phát triển mạnh và có mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước với mức trung bình 25%/năm, tiêu biểu ở 4 cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Bắc, ven sông Ninh Cơ và trung tâm huyện. Tuy nhiên từ giữa năm 2008 trở lại đây do sự biến động của cơ chế thị trường hầu hết các doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thủy sản xuất cầm chừng thậm chí có nhiều cơ sở phải ngừng sản xuất. Thay vào đó là phát triển mạnh các ngành cơ khí chế tạo máy, thiết bị, dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…; Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được đặc biệt quan tâm, trong 5 năm qua toàn huyện đã có 67 dự án và hạng mục công trình thuộc 8 lĩnh vực được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 1.100 tỷ đồng. Nhiều công trình, dự án có ý nghĩa chính trị to lớn cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện như: Dự án Quần thể lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, xây mới cống Trà Thượng, và tường kè sông Ninh Cơ, kiên cố hóa kênh Đồng Nê, sông Trà Thượng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện và kiên cố trường học bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ …

    Hoạt động thương mại – dịch vụ của các thành phần kinh tế đã có bước phát triển, đã đầu tư nâng cấp các chợ nông thôn, các điểm kinh doanh, dịch vụ tạo điều kiện đẩy mạnh việc trao đổi, mua bán, lưu chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Công tác quản lý thị trường, kinh doanh thương mại, chống hàng lậu, hàng giả, kinh doanh trái phép được triển khai tích cực góp phần ổn định thị trường, ổn định giá cả chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

    Kinh tế không ngừng phát triển tạo điều kiện tốt cho việc chăm lo đến lĩnh vực văn hóa – xã hội. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được quan tâm với việc huy động vốn từ nhiều nguồn đối ứng để xây dựng mới 169 phòng học kiên cố cao tầng, toàn huyện hiện có 5 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, 4 trường Tiểu đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, 7 trường THCS và trường THPT Xuân Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010; năm học 2007 – 2008 trường Nguyễn Trường Thúy được thành lập, đưa tổng số trường THPT của huyện lên 5 trường. Mặt khác, trong giáo dục còn tích cực đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý về tổ chức và tài chính trong ngành giáo dục theo hướng phân cấp để tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Coi trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo đại trà. Tỷ lệ giáo viên toàn huyện đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,4% trong đó trên chuẩn là 45,2%. Tăng tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ, lớp mẫu giáo và tỷ lệ trẻ được nuôi bán trú. Giữ vững chỉ tiêu phổ cập giáo dục ở các cấp học, ngành học. Số học sinh tốt nghiệp vào lớp 10 năm 2009 – 2010, 2010 – 2011 đạt tỷ lệ cao. Giữ vững thành tích thi học sinh giỏi ở các cấp học, bậc học. Số học sinh tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Công tác giáo dục thường xuyên và hoạt động của Trung tâm giáo dục cộng đồng ở các xã, thị trấn được duy trì. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp từ các thôn, xóm, dòng họ, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội…góp phần quan trọng động viên nâng cao ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh, sinh viên. Tiêu biểu là các xã Xuân Hồng, Xuân Bắc, Xuân Tiến, Xuân Ninh, Xuân Hòa, Xuân Tân, Xuân Ngọc, thị trấn Xuân Trường…


Trường THPT Xuân Trường – ngôi trường có bề dày

truyền thống dạy tốt, học tốt

    Công tác y tế, phong trào văn hóa, thể dục thể thao…có nhiều khởi sắc. Tới nay, toàn huyện đã có 18 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Có tới 65% số xóm, 70% số gia đình đạt danh hiệu văn hóa, 90% cơ quan doanh nghiệp, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa; 202/312 thôn, xóm, tổ dân phố xây dựng Nhà văn hóa đạt 65%; các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT đạt nhiều giải được tỉnh đánh giá cao. Đời sống nhân dân ổn định, có mặt tiếp tục được cải thiện.



Nhà văn hóa xóm 8, xã Xuân Hòa

     Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ làm tốt cả về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng  cường củng cố tổ chức, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên. Những năm gần đây, Đảng bộ huyện hưởng ứng sâu rộng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó nhiều cá nhân, tập thể tiên tiến được khen thưởng. Công tác xây dựng Đảng, kiểm tra kỷ luật và phát triển đảng viên mới thường xuyên được quan tâm. Bên cạnh đó phải kể tới chính quyền, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể luôn giữ vững đơn vị tiên tiến, tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Nhiều đoàn thể được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động, Trung ương Hội, UBND tỉnh và tỉnh Hội tặng Cờ thi đua, Bằng khen.

    Với những con số biết nói suốt chặng đường gần 15 năm qua, có thể nói đã minh chứng cho sự nỗ lực phấn đấu không ngưng nghỉ của Đảng bộ và nhân dân Xuân Trường; đồng thời chính là hành trang cần thiết cho chặng đường phát triển tiếp nối. Trong đó tiếp tục phát huy tính dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, tiếp tục đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; tập trung khai thác mọi nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường; đảm bảo quốc phòng – an ninh, ổn định chính trị - xã hội và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng huyện Xuân Trường ngày càng giàu mạnh, văn minh./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

 

Bản quyền thuộc UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Địa chỉ: Thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Điện thoại: (0228)8870699.

Email nhận thư từ tỉnh: ubndhuyenxuantruong-namdinh@chinhphu.vn

Email nhận thư trong huyện: vpxuantruong.xtg@namdinh.gov.vn

 

                     image banner